Trường trung cấp Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nâng cấp thành trường cao đẳng
Theo dữ liệu mới từ Canalys, Galaxy S24 Ultra hiện đã lọt vào danh sách 10 sản phẩm bán chạy nhất, đánh dấu lần đầu tiên một mẫu smartphone Android cao cấp đạt thành tích này sau 6 năm. Với vị trí thứ 9, mẫu smartphone cao cấp nhất của dòng Galaxy S24 năm ngoái đã ghi nhận hiệu suất bán hàng mạnh mẽ.Mặc dù Apple vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường với iPhone 15 là sản phẩm bán chạy nhất trong năm 2024, tuy nhiên sự trở lại của dòng Galaxy S24 Ultra đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho phân khúc smartphone Android cao cấp. Trong báo cáo của mình, Canalys cho biết: "Samsung đã ghi nhận doanh số dòng S mạnh nhất kể từ năm 2019, với sự tập trung cao độ vào dòng Ultra".Bên cạnh Galaxy S24 Ultra, Samsung còn có hai mẫu điện thoại khác cũng lọt vào danh sách bán chạy nhất, gồm Galaxy A15 và Galaxy A15 5G, trong đó Galaxy A15 là một lựa chọn giá rẻ với mức giá 200 USD.Ngoài Samsung, các nhà sản xuất khác như Oppo, Huawei và Vivo cũng ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024. Tổng quan, thị trường smartphone toàn cầu đã tăng trưởng 7% so với năm trước, với lượng hàng xuất xưởng đạt 1,2 tỉ chiếc, đánh dấu mức tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.Nhà phân tích của Canalys, Runar Bjørhovde, nhận định: "Năm 2024 là năm trở lại của ngành công nghiệp smartphone, với khối lượng giao hàng toàn cầu cao nhất sau đại dịch. Nhu cầu đã tăng vọt trong phân khúc thị trường đại chúng được thúc đẩy bởi chu kỳ làm mới smartphone trong thời gian đại dịch".Trong năm 2024, Samsung đã xuất xưởng tổng cộng 222,9 triệu smartphone, chỉ kém một chút so với 225,9 triệu chiếc của Apple. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc hi vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào năm 2025 nhờ sự ra mắt gần đây của dòng Galaxy S25 và sự xuất hiện của Galaxy S25 Edge trong thời gian tới.Thời tiết TP.HCM dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Quận nào nắng nóng gay gắt nhất?
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.
Biến động mùa du học 2023
Hệ thống giải trí
Tờ The Guardian ngày 30.1 dẫn lời Lãnh đạo Sở Cứu hỏa và Dịch vụ khẩn cấp Washington DC (Mỹ) John Donnelly cho rằng không còn người nào sống sót trong vụ máy bay chở 64 người va chạm với trực thăng quân sự tại khu vực thủ đô Mỹ.Vụ việc xảy ra vào ngày 29.1 (giờ địa phương) khi chiếc máy bay của hãng American Eagle - công ty con của American Airlines - đang tiến đến Sân bay quốc gia Ronald Reagan, chở theo 64 người lao xuống sông Potomac do va chạm trên không trung với một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk đang bay huấn luyện.Phát biểu trong cuộc họp báo cùng các quan chức khác, ông cho biết cảnh báo rơi máy bay vang lên vào lúc 20 giờ 48 ngày 29.1. Những người ứng cứu đầu tiên chứng kiến gió mạnh, mặt nước đóng băng và họ đã làm việc suốt đêm trong điều kiện đó."Chúng tôi không cho rằng có bất cứ người nào sống sót", ông nói và cho hay lực lượng chức năng đã tìm thấy 27 thi thể từ máy bay chở khách và 1 thi thể từ trực thăng. Ông cho rằng lực lượng chức năng sẽ tìm thấy thi thể của tất cả nạn nhân, nhưng "sẽ mất một chút thời gian, có thể cần thêm một số thiết bị nữa".Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy cho hay cả máy bay phản lực của American Airlines và trực thăng quân sự đều thực hiện "chuyến bay theo mô hình chuẩn""Đêm qua trời quang mây tạnh, trực thăng bay theo đúng mô hình chuẩn. Nếu bạn sống ở khu vực Washington DC, bạn sẽ thấy các trực thăng hay bay ngược xuôi khu vực dòng sông (Potomac)", CNN dẫn lời ông phát biểu."Chuyến bay của American Airlines hạ cánh theo mô hình chuẩn khi đến khu vực Sân bay quốc gia Ronald Reagan (DCA), vì vậy điều này không có gì bất thường khi một máy bay quân sự bay trên sông và máy bay hạ cánh tại DCA", ông Duffy cho biết.Ông cho hay xác 2 máy bay đều đã được định vị, với chiếc máy bay chở khách lật ngửa, gồm 3 phần, ở khu vực nước sâu tới thắt lưng. "An toàn là điều mà chúng ta trông đợi. Mọi người đi máy bay ở Mỹ đều mong rằng chúng ta bay an toàn", ông nói và cho hay Tổng thống Donald Trump và cơ quan hữu trách "sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng tôi có câu trả lời cho các gia đình và cho người đi máy bay".Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có thể đảm bảo an toàn cho mọi hành khách hàng không hay không, Bộ trưởng Duffy khẳng định là có. "Chúng tôi có những chỉ dấu ban đầu về những gì đã xảy ra ở đây, và tôi có thể nói với bạn một cách hoàn toàn tự tin rằng chúng tôi có không phận an toàn nhất thế giới", ông phát biểu.Theo tờ The Guardian, đây là vụ tai nạn máy bay thương mại chết người đầu tiên tại Mỹ kể từ năm 2009.Trong cuộc họp báo, CEO Robert Eisen của American Airlines cho biết vụ tai nạn là "thảm khốc" và "chúng tôi vô cùng đau buồn cho gia đình và những người thân yêu của hành khách cùng thành viên phi hành đoàn"."Vào thời điểm này chúng tôi không biết tại sao máy bay quân sự lại đi vào đường bay của máy bay chở khách", ông phát biểu.Về phần mình, CEO Jack Carter của Cơ quan Quản lý Sân bay đô thị Washington cho hay sân bay Ronald Reagan sẽ mở cửa lại vào 11 giờ ngày 30.1 (giờ địa phương). Ông cảm ơn những người vẫn còn đang tham gia công tác phục hồi sau vụ việc. "Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhưng không may là chúng tôi không thể cứu được một ai cả", ông nói.Trong cuộc họp báo, Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser cho hay mọi người "cảm thấy đau buồn sâu sắc" sau vụ tai nạn. Bà cho hay Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) sẽ là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho hay quân đội sẽ phối hợp với NTSB và Cục Hàng không liên bang để điều tra vụ việc.
BMW 320i: ‘Ly café’ đậm vị từ xứ Bavaria
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.